- Bài này viết về một môn võ thuật có nguồn gốc từ Trung Hoa. Các nghĩa khác về Thiếu Lâm khác được liệt kê tại Thiếu Lâm (định hướng)
- Xem thêm Thiếu Lâm thất thập nhị huyền công
Võ Thiếu Lâm hay Thiếu Lâm Quyền, Thiếu Lâm Công Phu là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc.
Contents
Nguồn gốc và tên tuổi[sửa|sửa mã nguồn]
Người Trung Hoa thường phân loại các môn võ của họ thành hai loại với tên gọi khác nhau. Môn võ vật thì gọi là Giốc Để, còn võ quyền cước (đánh đá chân tay) gọi là Thủ Bác, mà bây giờ chúng ta gọi là quyền thuật (boxing). Sau này người Trung Hoa gọi các môn võ chân tay (hay quyền thuật) của họ là Kỹ kích hay Kỹ pháp.[1]
- Tên khác của Thiếu Lâm Quyền: Thiếu Lâm công phu. Người Quảng Đông thì lại gọi các môn võ thuật có nguồn gốc từ Thiếu Lâm là Kungfu hay Gongfu (phiên âm Hán-Việt: Công Phu) và mang nó đi truyền bá khắp bên ngoài Trung Hoa Đại Lục nên người phương Tây gọi võ Trung Hoa là Kungfu, và các môn quyền thuật (boxing) (tiếng Nhật đọc là Kempo hay Kenpo) và công phu xuất phát từ chùa Thiếu Lâm thì gọi là Thiếu Lâm công phu (Shaolin là phiên âm latinh từ tiếng phổ thông, còn tiếng Quảng Đông đọc là “Sỉu Lầm” – viết là Siulam) hoặc là Thiếu Lâm võ thuật. Trong khi tiếng Nhật thì cũng có một cách đọc na ná âm tiết là Shorin (Shaolin) và Ji (Sì).
Năm 1945, nước Nhật bại trận sau thế chiến thứ hai và trở nên kiệt quệ hoàn toàn. Kaiso (So Doshin) hiểu rõ thế nào là cảm giác bị đánh bại và đó là một phần lý do khiến ông sáng lập ra Shorinji Kempo. Kaiso (So Doshin) đã phát triển các kỹ thuật của Thiếu Lâm tự Trung Quốc và tập hợp lại thành hệ thống kỹ thuật Thiếu Lâm tự Nhật Bản.
Bạn đang đọc: Võ Thiếu Lâm – Wikipedia tiếng Việt
Ông (Kaiso (So Doshin)) đã từng nói:
” Tôi đã tận mắt tận mắt chứng kiến tình hình chính trị quốc tiếm khi mà sức mạnh có vẻ như là công lý duy nhất sống sót, những mối chăm sóc vương quốc lấn chiếm cả tư tưởng, tôn giáo và đạo đức … “” Cách nhìn của tôi với quốc tế đổi khác. Tôi hướng tới một tiềm năng cho cách sống mới của mình : Con người. Mọi thứ đều nhờ vào vào giá trị của con người. ”
Khi nói chùa Thiếu Lâm mà công chúng lâu nay thường biết đến chính là chùa Thiếu Lâm ở tại dãy núi Tung Sơn ( huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam ( Trung Quốc ) là thủy tổ của những môn phái võ Nước Trung Hoa .Còn những võ phái bên ngoài Trung Hoa Đại Lục trong vùng Đông Á ( bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Nước Ta, … ) thì lại có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm và Bắc Thiếu Lâm .Vị sư trưởng ( tục gọi là Phương Trượng ) lúc bấy giờ ( 2007 ) trụ trì tại chùa Thiếu Lâm ( Đăng Phong, Hà Nam ) là vị hòa thượng pháp danh Thích Vĩnh Tín ( s. năm 1965 ) .
Sau khi vị hòa thượng này lên quản nhiệm ngôi chùa đã cho thành lập Công ty Thiếu Lâm tự và đăng ký bản quyền thương hiệu cho võ công Thiếu Lâm tại Trung Hoa và tại Cơ quan Văn hóa (của) Liên Hợp Quốc (UNESCO) nhằm tránh nạn “ăn cắp bản quyền sáng chế” và cũng để hạn chế những ngụy phái dám giả mạo xưng danh là môn đồ của Thiếu Lâm tự làm điều càn rỡ phương hại đến uy danh và văn hóa Thiếu Lâm tự, mà nạn phổ biến nhất là việc sáng tác bừa bãi các bài quyền và các kỹ thuật công phu không đúng với tông pháp nguyên ủy của võ công Thiếu Lâm. Lịch sử võ công Thiếu Lâm cũng đã là minh chứng cho thấy sự mâu thuẫn về đường lối của Nam Thiếu Lâm và Bắc Thiếu Lâm với Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc) và cuối cùng Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc) cũng phải thừa nhận vị trí của Bắc Thiếu Lâm (Sơn Đông, Hà Bắc (Trung Quốc)) và Nam Thiếu Lâm (Toàn Châu, Phúc Kiến) trong một hệ thống Thiếu Lâm quyền.
Hơn nữa, vị phương trượng này – Thích Vĩnh Tín – cũng muốn chấn hưng lại danh tiếng văn hóa Thiền Tông Thiếu Lâm tự là cái nôi của Thiền Tông thế giới cũng như khẳng định lại vị trí đặc biệt của Thiền trong võ công Thiếu Lâm từ nguyên thủy của nó, ông đã phát biểu trong lời tựa các ấn phẩm võ công do chính nhà chùa xuất bản hiện nay: “nhà chùa nhờ có võ công mà nổi tiếng, ngược lại võ công của Thiếu Lâm cũng nhờ chùa mà trở nên phát triển” cho nên tại chùa Thiếu Lâm và ở Trung Hoa xưa nay thường hay có câu truyền tụng “Thiền Quyền nhất thể” là như vậy.
Lịch sử chùa Thiếu Lâm[sửa|sửa mã nguồn]
- Chi tiết xem thêm bài Thiếu Lâm tự
Chùa Thiếu Lâm, theo như trong những tài liệu khảo sát bằng văn bản của Dương Huyễn Chi, trong ” Lạc Dương Già-lam ký ” ( 洛陽伽藍記 ; 547 ), và Lý Hiền ( 李賢 ), trong ” Minh nhất thống chí ( 明一統志 ; 1461 ), cũng công nhận vị trí và thời đại của ngôi chùa như Đạo Tuyên trong ” Tục cao tăng truyện ” ( 续高僧传, 645 ). Quyển ” Gia Khánh trùng tu nhất thống chí ” ( 嘉慶重修一統志 ; 1843 ) viết rằng ngôi chùa ở tỉnh Hà Nam, được thiết kế xây dựng vào năm Thái Hòa ( 太和 ) thứ 20 nhà Bắc Ngụy ( tức năm 497 ), là ngôi chùa Thiếu Lâm ở huyện Đăng Phong ( Dangfeng 登封 ), tỉnh Hà Nam ( Henan 河南 ) ( có sách viết là Hồ Nam là không đúng vì tỉnh Hồ Nam rất xa về phía Nam tỉnh Hà Nam ), Trung Quốc, cách Bắc Kinh 600 km về phía Nam và cách Nam Kinh 600 km về phía Tây. Ngôi chùa bị diệt trừ và trùng tu vài lần, trở thành một trong những ngôi chùa xưa nhất của Trung Quốc .
Theo “Tục cao tăng truyện” (续高僧传, 645) của Đạo Tuyên ngôi chùa này ban đầu được Hiếu Văn Đế (孝文帝)(471-499) triều Bắc Ngụy (386-534) xây dựng vào năm 497 ở phía bắc ngọn núi Thiếu Thất (少室山), trong dãy Tung Sơn (嵩山), huyện Đăng Phong (登封), thuộc tỉnh Hà Nam (Hà Nam 河南) về hướng Tây Bắc gần thành phố Trịnh Châu (Giản thể: 郑州, Phồn thể: 鄭州; Bính âm: Zhèngzhōu) (là một trong năm ngọn núi danh thắng của Trung Quốc là Hoa Sơn, Thái Sơn, Hằng sơn, Hành Sơn và Tung Sơn) cho nhà sư Bạt Đà (跋陀), đến Trung Hoa vào năm 464, người đã thuyết giảng Bộ kinh Phật giáo ở Trung Quốc trong vòng ba thập kỷ.
Nhưng lịch sử chùa Thiếu Lâm chỉ bắt đầu được biết đến nhiều sau khi vị Phật tăng Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma (phiên âm tiếng Trung Quốc của tên Ấn Độ Puti Damo 菩 提 達 摩 , Bodhidharma) từ Ấn Độ (năm 518 Tây lịch) đến Trung Hoa truyền thụ giáo pháp Phật giáo đồng thời sáng lập nên một giáo phái Phật giáo mới sau này phát triển khắp vùng Đông Nam Á, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản là giáo phái Thiền Tông Trung Hoa. Ở Nhật Bản, tinh thần của Thiền (Zen) đã thấm đẫm văn hóa truyền thống của người Nhật qua các nghi thức trà đạo và các môn võ sau này.
Sau khi triều kiến Lương Vũ Đế (463-549) (cũng thuộc triều Bắc Ngụy) ở Kim Lăng (Trung Quốc) bất thành, Bồ Đề Đạt Ma đã đến chùa Thiếu Lâm (năm 527) để truyền bá Phật pháp cho người Trung Hoa. Do đó Bồ Đề Đạt Ma cũng được coi như là ông tổ của Phật giáo Thiền Tông.
Bồ Đề Đạt Ma và chùa Thiếu Lâm, sau này lại trở nên nổi tiếng ở Trung Hoa và các quốc gia lân cận bị ảnh hưởng bởi nền văn minh và văn hóa Trung Hoa không phải ở lĩnh vực tôn giáo – như là Sư tổ của cái nôi xuất xứ (tổ đình) của giáo phái Phật giáo Thiền Tông Trung Hoa, mà lại nổi tiếng là Ông tổ của võ thuật Trung Hoa (xem mục Liên kết ngoài-Tham khảo phía dưới bài này).
Lịch sử sơ khai Quyền Pháp Thiếu Lâm[sửa|sửa mã nguồn]
Theo truyền thuyết của Phật giáo Thiền Tông Trung Hoa, sau khi từ biệt Lương Vũ Đế, Bồ Đề Đạt Ma đã vượt sông Trường Giang (Dương Tử Giang) trên một ngọn cỏ lau (cước đạp lô diệp quá giang) đi đến chùa Thiếu Lâm và trụ trì ở đó. Ngày nay ở Thiếu Lâm tự vẫn còn bức tượng “cước đạp lô diệp quá giang” miêu tả tích này. Tại ngôi chùa này, ông đã thực hành thiền định trong chín năm liền quay mặt vào vách núi (cửu niên diện bích).
Trong thời gian trụ trì và thuyết pháp, nhận thấy các tăng nhân trong chùa có thể lực rất yếu kém không thể chống chọi nổi với thời tiết và khí hậu khắc nghiệt của vùng núi rừng hiểm trở, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay không của Ấn Độ gọi là Cửu Long sáng tạo nên một số bài tập để rèn luyện tăng cường sức khỏe phục vụ cho quá trình tu hành.
Các bài tập của Bồ Đề Đạt Ma cho đến hiện nay vẫn chưa thể xác định được.
Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là các bài tập của Bồ Đề Đạt Ma có kèm theo một số các thủ thuật xoa bóp và điểm huyệt gọi là Án Ma Pháp (Anma Faat 按摩法) giống như phương pháp châm cứu và bấm huyệt của Đông y học Trung Quốc và phương pháp massage của phương Tây ngày nay. Do vậy trong các bài quyền của hầu hết các hệ phái Thiếu Lâm sau này thường hay có những động tác vỗ chân vỗ tay nhằm kích hoạt (activate) lên các huyệt đạo để phát động nguồn Khí lực trong cơ thể đồng thời để tạo khí thế khi diễn tập với mục đích làm cường kiện thân thể.
Các bài tập thở và xoa bóp huyệt đạo để đả thông khí huyết trong hệ kinh mạch của võ Thiếu Lâm có liên hệ mật thiết sau này với các phương pháp của trường phái triết học Trung Hoa cổ đại là phái Đạo Gia với Phép đạo dẫn mà nó chính là phương pháp luyện tập hơi thở và truyền dẫn nguồn năng lượng nội sinh (Inner Power) trong cơ thể được gọi là khí (tiếng Trung Hoa phát âm là Qi, tiếng Nhật là Ki cũng gần như nhau). Đó chính là phương pháp Khí công chỉ chuyên luyện nội khí, vận khí (dẫn khí), dụng khí hóa kình trong quyền thuật và Điểm Huyệt của võ Thiếu Lâm. Hai môn này hiện nay đang được các trường Đại học của Trung Quốc và Đài Loan (Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa của Trung Hoa Đại Lục, Đại học Đài Bắc của Đài Loan Dân Quốc) nghiên cứu.
La Hán Thập Bát Thủ và Dịch Cân Pháp Tẩy Tủy Kinh[sửa|sửa mã nguồn]
Theo các nhà khảo cứu võ thuật Trung Hoa (cũng chính là người Trung Hoa) thì các tài liệu đời sau đều gán công lao cho vị sư tổ này sáng tạo ra môn Dịch Cân Pháp Tẩy Tủy Kinh (Marrow Cleasing and Muscle Change Classic) mà tục gọi tắt là Dịch Cân Kinh và La Hán Thập Bát Thủ (mười tám thế tay của phật La Hán). Song cho đến giờ vẫn chưa có tài liệu nào xác minh được nguồn gốc chân thật của hai phương pháp này là do Bồ Đề Đạt Ma truyền lại mà chỉ có tác phẩm Võ thuật Tùng Thư của Quảng Từ Lão Ni xác nhận Bồ Đề Đạt Ma là nhân vật sáng tác Dịch Cân Kinh và Thập Bát La Hán Quyền (?) theo lời kể của võ sư Đoàn Tâm Ảnh (thuộc hệ phái Thiếu Lâm Côn Luân) kể lại cho học trò của ông là giáo sư Vũ Đức (cũng là môn đồ cao cấp của võ Karate) thuật lại, nhưng điều này cũng không có gì làm bằng chứng xác thực.
Chỉ có một điều duy nhất rõ ràng hiển nhiên rằng là La Hán Thập Bát Thủ (Shaolin 18 Arhat Form) chính là bài quyền hoàn chỉnh đầu tiên của Thiếu Lâm quyền được sáng tạo bởi các võ tăng Thiếu Lâm tự vào thời nhà Tùy (581-618).
Có một số ít các tài liệu của Trung Hoa sử dụng danh từ La Hán Thập Bát Chưởng hay La Hán Thập Bát Môn thay cho danh từ La Hán Thập Bát Thủ nhưng danh từ này không được thông dụng và phổ biến lắm.
Có người đời sau lại còn cố gắng tạo ra Thập Bát La Hán Quyền là của Thiếu Lâm quyền do chính Đạt Ma Sư Tổ sáng tạo ra.
Sau này trong truyền thuyết (lại cũng là truyền thuyết) được ghi lại (xem Thập Bát La Hán Quyền của Lạc Việt – là học trò của võ sư Đoàn Tâm Ảnh và Nam Quyền Toàn Thư của quyền sư Trương Tuấn Mẫn trong mục Sách Tham khảo ở bài Thiếu Lâm Hồng gia) thì nhà sư Giác Viễn (có tài liệu gọi là Giác Nguyên) đã phát triển La Hán Thập Bát Thủ (Shaolin 18 Arhat Form) thành Thất Thập Nhị Huyền Môn (bảy mươi hai công phu) (72 Secret Arts of Shaolin, 72 Fists of Shaolin) làm cơ sở nền tảng cho Thiếu Lâm quyền về sau. Từ bảy mươi hai thế quyền sau đó được phát triển lên đến 108, rồi 170,…
Ngũ Hình Quyền nguyên thủy Thiếu Lâm Tung Sơn[sửa|sửa mã nguồn]
Một thuyết nữa lại bổ sung vào thuyết trên cho rằng Giác Nguyên sau đó đã truyền lại bảy mươi hai thế quyền này cho Bạch Ngọc Phong, sau đó cũng là một tăng nhân của Thiếu Lâm tự. Bạch Ngọc Phong đã dựa vào các thế quyền này kết hợp với các bài tập Ngũ Cầm Hí là những bài tập khí công của Y Sư Hoa Đà thời Tam Quốc, và Bát Đoạn Cẩm mà khai triển thành Ngũ Hình Quyền sơ khai gồm Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc mà những đường quyền này đến nay cũng chẳng biết nguồn gốc ra sao nữa.
Cũng theo những tài liệu trên thì Giác Viễn và Bạch Ngọc Phong là hai nhân vật Open vào khoảng chừng từ thế kỷ 14, 15 hay 16, 17 gì đó ( tức là vào khoảng chừng từ triều nhà Minh ( 1368 – 1644 ) và nhà Thanh ( 1644 – 1912 ) trở đi ) .
Tài liệu Thập Bát La Hán Quyền của Lạc Việt viết chi tiết rằng Bạch Ngọc Phong sáng tác Ngũ Hình Quyền vào thời nhà Nguyên nhưng lại dựa trên cơ sở nền tảng của La Hán Thập Bát Thủ do Giác Viễn một thiền sư của Thiếu Lâm tự Tung Sơn Hà Nam sống vào cuối thời nhà Nguyên và đầu thời kỳ nhà Minh. Sau này trên một số tạp chí chuyên san võ thuật in trước và sau 1975 tại Sài Gòn võ sư Đoàn Tâm Ảnh có lên tiếng giải thích là mười tám đường quyền La Hán trên là do ông soạn ra và phổ biến vào những năm 1960 tại Sài Gòn. Trong khi đó tài liệu Quyền Phổ Thiếu Lâm được viết ngay tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn viết rất rõ rằng Giác Viễn Thượng Nhân sống vào thời kỳ nhà Tống là thời kỳ mà các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm phát triển mạnh mẽ từ sau sự kiện Triệu Khuông Dẫn sáng tác bài Thái Tổ Trường Quyền (xem thêm Thiếu Lâm Bách Khoa Toàn Thư, trọn bộ 23 tập, nguyên tác Trung Văn Thiếu Thất Sơn Nhân, dịch giả Hồ Tiến Huân, nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội).
Tuy nhiên, đa số những tài liệu võ thuật do người Nước Trung Hoa viết bằng tiếng Anh và tiếng Hoa cũng như những tài liệu của môn phái Karate ở Okinawa và Nhật Bản đều xác nhận như những tài liệu tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam rằng Giác Viễn Thượng Nhân và Bạch Ngọc Phong là người Open vào thời Tống mạt Nguyên Sơ ( cuối thời nhà Tống và đầu thời nhà Nguyên ) .
Lại có một thuyết khác giải thích rằng vào thời nhà Nguyên (1271-1368), có Thiền sư Viên Trường Quang của chùa Thiếu Lâm vốn xuất thân là con nhà giàu ham mê võ nghệ đã gia nhập vào Thiếu Lâm tự. Sau khi học xong La Hán Thập Bát Môn và noi theo đó sáng tạo ra Thất Thập Nhị Quyền Pháp, ông ta (lúc này đã năm mươi tuổi) đã kết giao với Lý Thanh lúc đó ngoài sáu mươi tuổi cùng với Bạt Dự Phong (cũng đã ngoài năm mươi tuổi) cùng nhau nghiên cứu quyền pháp tại chùa Thiếu Lâm và đồng sáng tác thêm 170 động tác quyền thuật mô phỏng theo ngũ linh thú Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc mà tạo ra Ngũ Hình Quyền làm nền tảng cho võ thuật Thiếu Lâm sau này.
Trở lại câu truyện chùa Thiếu Lâm .
Có một câu chuyện có thật mà đến nay dấu tích vẫn còn tại chùa là câu chuyện vị Thiền Tăng Đàm Tông dẫn đầu mười ba vị tăng nhân Thiếu Lâm Tự giúp Lý Thế Dân (sau này trở thành vua Đường Thái Tông) dẹp loạn Vương Thế Sung làm rạng ngời uy phong Thiếu Lâm quyền.
Câu chuyện này đã được dựng thành phim vào năm 1982 ở Trung Quốc do diễn viên Lý Liên Kiệt thủ vai chính là học trò của Đàm Tông. Phim đã được công chiếu trên Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn).
Kỹ năng môn phái Thiếu Lâm[sửa|sửa mã nguồn]
Thiếu Lâm Phái được khai sáng bởi Đạt Ma Sư Tổ đến từ Tây Trúc được xem là đại diện thay mặt cho ” Võ Lâm Chính phái ” .Đệ tử của Thiếu Lâm là nam nhân, có hai loại : đệ tử xuất gia và đệ tử tục gia. Xuất gia đệ tử xuống tóc tu hành trong chùa, không can thiệp việc giang hồ, tục gia đệ tử thì tản lạc khắp nơi, hành hiệp trượng nghĩa hoàn toàn có thể kết hôn hay làm bang chủ .
Sự thật về lịch sử dân tộc Thiếu Lâm Quyền[sửa|sửa mã nguồn]
Từ những thần thoại cổ xưa trên đã có một vài xích míc chưa thống nhất về nguồn gốc Thiếu Lâm quyền .Thứ nhất, câu truyện về mười ba vị tăng nhân Thiếu Lâm tự cho thấy võ thuật Thiếu Lâm thời đó đã tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ, nhất là từ thời nhà Đường ( 618 – 907 ) trở đi. Thậm chí tại cổng chùa còn để lại bút tích của Lý Thế Dân sau khi đăng quang nhà vua Đường Triều Nước Trung Hoa .
Tên của môn võ Karate của Nhật Bản được giải thích ngay trong các tài liệu của các võ sư Nhật Bản cũng ghi rõ rằng Kara có nghĩa là triều nhà Đường, và Karaté Do có nghĩa là môn võ tay không (không sử dụng bất kỳ loại binh khí nào) xuất hiện từ thời nhà Đường cho nên còn gọi là Không Thủ Đạo hay Đường Thủ Đạo.
Thứ hai, truyền thuyết về Thiếu Lâm quyền vẫn còn trong bóng tối của lịch sử vì hai nhân vật Giác Viễn và Bạch Ngọc Phong xuất hiện từ thời nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1912) trở đi, và bởi vì lịch sử Thiếu Lâm quyền vào thời nhà Tống (960-1279) và nhà Nguyên Mông (1271-1368) kéo dài cả mấy trăm năm vẫn không có gì để được ghi nhận cả.
Thứ ba, truyền thuyết cho rằng Bồ Đề Đạt Ma là Sư tổ của võ Thiếu Lâm cũng phải cần xem xét lại vì còn có nhiều điểm tồn nghi.
Giả thiết về nhà sư Viên Trường Quang vừa kể trên từ Giáo sư Vũ Đức ghi chép lại theo lời kể của võ sư Đoàn Tâm Ảnh cũng không có gì để làm bằng chứng xác thực từ nguồn tài liệu nào.
Ở đây gần ghi nhận thêm rằng, ở Phương Đông Cổ đại cũng như ở Phương Tây Cổ đại đều chú ý đến hai nguồn sử liệu. Một nguồn sử liệu viết chính xác các niên đại do chính các vị Sử Quan trong triều đình viết và có nguồn tài liệu tra khảo chính xác được gọi là Chính sử. Nguồn thứ hai là dạng sử liệu lưu truyền trong dân gian gọi là Dã sử, trong Dã sử lại bao gồm cả Huyền sử là một loại truyền thuyết dân gian thần thoại mang tính hư cấu (Imaginary) nhiều hơn là sự thật, kiểu như sự tích Thần Nữ Oa đội đá vá trời,…
Vậy tại sao không có một tài liệu nào của các vị võ sư đề cập đến giai đoạn này (Tống – Nguyên). Trong khi viết về lịch sử Thiếu Lâm quyền, đa phần họ chỉ bám theo sự kiện phát tích các môn quyền mà không để ý đến các niên đại của các phát tích đó, thậm chí chỉ dựa hoàn toàn vào truyền thuyết lưu truyền trong dân gian.
Sau sự kiện Đường Thái Tông Lý Thế Dân hậu đãi chùa Thiếu Lâm và để lại bút tích tại bia đá ở cổng chùa cho đến nay vẫn còn, những vị hoàng đế Trung Quốc sau này cũng đều có cùng chung cảm hứng đến Thiếu Lâm tự để bày tỏ uy danh của triều đại mình cũng không thua kém uy danh của triều nhà Đường, một triều đại mà lịch sử dân tộc ghi lại là tăng trưởng rực rỡ tỏa nắng nhất trong toàn bộ những triều đại phong kiến Nước Trung Hoa không riêng gì ở nghành nghề dịch vụ kinh tế tài chính, chính trị, xã hội mà còn tăng trưởng ở cả nghành nghề dịch vụ văn hóa truyền thống và học thuật tiêu biểu vượt trội như những thể thơ Đường Luật và ca trù với những thi sĩ nổi tiếng như Lý Thái Bạch ( còn gọi là Lý Bạch ), Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, nhất là sau sự kiện Trần Huyền Trang sang Thiên Trúc ( Ấn Độ ) để thỉnh kinh hoằng dương Phật pháp tại vùng viễn Đông Nước Trung Hoa xa xôi cách trở với xứ Phật .
Sau này các vị võ quan của triều đại nhà Đường (618-907) khi về hưu cũng thường đến chùa Thiếu Lâm để trao đổi võ thuật tạo nên một không khí giao lưu võ thuật mà nó trở thành truyền thống văn hóa và học thuật của nhà chùa cho đến các đời sau. Nhưng cho đến lúc này các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm vẫn chưa được coi trọng và phát triển đúng tầm cỡ của nó như sau này vì lúc đó các phương pháp sử dụng binh khí vẫn còn thịnh hành và võ khí phòng thân của các vị tăng nhân trong chùa chính là cây côn mà chủ yếu là trường côn.
Chùa Thiếu Lâm lúc đó vẫn còn giữ nghiêm giới luật do đó tuyệt đối cấm những tăng nhân sử dụng những loại võ khí bằng sắt kẽm kim loại bén nhọn hoàn toàn có thể gây sát thương và dẫn đến tử trận. Đó là điều dễ hiểu tại sao võ Thiếu Lâm lại tiến rất nhanh đến trình độ điêu luyện và tinh diệu về côn pháp .
Các loại binh khí (tục gọi là Thập Bát Ban Binh Khí Võ Nghệ) chỉ được phát triển ở các dòng Nam Quyền và Bắc Quyền Thiếu Lâm sau này mà thôi.
Kỹ thuật sử dụng trường côn của Thiếu Lâm nổi tiếng đến nỗi Thích Kế Quang (1528-1588) – viên đại tướng của triều nhà Minh sau này có đề cập trong tác phẩm Kỷ Hiệu Tân Thư của ông viết ra rằng côn pháp của Thiếu Lâm lúc đó vang danh khắp miền Nam Bắc Trung Hoa với danh hiệu Thiếu Lâm Đệ Nhất Côn Pháp.
Cũng cùng thời gian này có một viên đại tướng khác nữa của triều Minh là Du Đại Du (1503-1579) là bạn thân với Thích Kế Quang cũng xuất bản tác phẩm Kiếm Kinh (thuật sử dụng Kiếm và Đao) vào năm 1565 có ghi lại thuật đánh trường côn của chùa Thiếu Lâm.
Trong suốt thời nhà Minh, võ phái Thiếu Lâm tự ở vào thời hưng thịnh, sách “Thiếu Lâm Côn Pháp Xiểng Tông” được biên soạn phổ biến, do Trình Xung Đẩu, tự Tông Du, người ở Tân Đô, sau khi học võ thuần thục với hai vị thiền sư Thiếu Lâm là Hồng Kỷ và Hồng Chuyển, hai vị này đã nổi danh nhất về côn pháp, vào thời vua Minh Vạn Lịch.
Hai vị đại tướng này của triều nhà Minh chính là những người đã lãnh đạo quan quân triều đình lúc đó đánh dẹp sự xâm lăng của các quân đoàn Hải Tặc Nhật Bản (còn gọi là giặc Nụy Khấu thường hay quấy nhiễu các bờ biển của Trung Hoa. Sự kiện lịch sử này có được ghi lại trên các bức tường trong chùa Thiếu Lâm Tung Sơn kể về sự hy sinh anh dũng của các tăng nhân Thiếu Lâm tự lần thứ hai xuất chinh giúp triều đình phong kiến Trung Hoa (xem trong các trang website tiếng Anh của Hồng Quyền của Lâm Thế Vinh).
Lịch sử cũng kể lại (chứ không phải là truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian) rằng thuở thiếu thời Triệu Khuông Dẫn lúc còn chưa lên làm hoàng đế Trung Hoa sau này mở ra triều đại nhà Tống, ông đã từng lên Thiếu Lâm tự để học tập võ thuật, và trở thành một quyền sư dạy võ thuật trong chùa Thiếu Lâm sau khi sáng tạo ra Tam Thập Lục Thế Trường Quyền (36 thế đánh của Thiếu Lâm Trường Quyền) mà sau này gọi là bài Thiếu Lâm Thái Tổ Trường Quyền (xem tài liệu Nam Quyền Toàn Thư đã dẫn như trên).
Sử liệu thời nhà Tống cũng ghi nhận lại là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn là người rất giỏi sử dụng côn pháp khi lâm trận và thẩm mỹ và nghệ thuật sử dụng côn pháp của ông rất điêu luyện như những vị đại tướng của ông sử dụng những loại binh khí khác .
Tuy nhiên có một truyền thuyết lưu truyền trong dân gian mà chùa Thiếu Lâm cũng công nhận là bài Thái Tổ Trường Quyền của Triệu Khuông Dẫn soạn ra do ông ta nằm mơ được Tiên Ông dạy cho 36 động tác căn bản của Hồng Quyền rồi tỉnh dậy theo đó mà soạn lại. Giả thuyết này không thể tin cậy được mà chỉ coi là câu chuyện kể nghe cho vui mà thôi. Chỉ có bài quyền này do chính Triệu Khuông Dẫn soạn ra còn lưu truyền đến ngày nay là thật sự cho biết thuở sơ khai Thiếu Lâm quyền có bộ mặt và dung nhan như thế nào để làm nguồn tra khảo vết tích của Thiếu Lâm quyền với đời sau. Ở mục Quyền Kinh trong tác phẩm Kỷ Hiệu Tân Thư của Thích Kế Quang có nói rõ về bài quyền này do Triệu Khuông Dẫn là tác giả.
Cũng trong thời kỳ này (thời nhà Tống) ở chùa Thiếu Lâm Tung Sơn có một vài sự kiện đáng lưu ý là các nhà sư bắt đầu tổng hợp các phương pháp chiến đấu cá nhân bằng tay không, một thể loại chiến đấu đang được lưu truyền trong dân gian ở Trung Hoa lúc đó. Có thể kể ra một số bài quyền ra đời trong thời kỳ này là bài Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Thông Tý Quyền, Ngũ Hợp Quyền và Khán Gia Quyền của hòa thượng Phúc Cư tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn,… (xem Thiếu Lâm Bách Khoa Toàn Thư trọn bộ 23 tập – Nguyên tác Thiếu Thất Sơn Nhân, dịch giả Hồ Tiến Huân, Nhà Xuất Bản Thể dục Thể thao – Hà Nội).
Như vậy Hồng quyền của Thiếu Lâm đã xuất hiện ở Thiếu Lâm tự Tung Sơn Hà Nam rất sớm trước khi Hồng quyền của Hồng Hy Quan thuộc dòng Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến của Chí Thiện Thiền Sư xuất hiện vào giữa triều đại nhà Thanh sau này ở Quảng Đông.
Quyền thuật Nước Trung Hoa và Thiếu Lâm Quyền[sửa|sửa mã nguồn]
Theo các tài liệu khảo cổ học của các nhà Khảo Cổ Học ở Trung Hoa cho biết rằng những hình khắc vẽ trên các di tích bằng xương là dấu vết cho thấy phương thuật (Giốc-Để) đấu vật cổ truyền vẫn còn được áp dụng trong các đời vua nhà Thương (năm 1600 TCN-1027 TCN, nghĩa là trước Thiên Chúa giáng sinh).
Trong Hán Thư ở mục “Nghệ Văn Chí” có nói đến “Binh Kỹ Xảo”, tổng cộng 13 thiên, ở thiên thứ 6 có ghi nhận về môn thủ Thủ Bác (võ đánh tay đá chân) mà ngày nay chúng ta gọi là quyền cước được liệt kê vào mục “Binh Kỹ Xảo” để áp dụng trong việc huấn luyện các phương pháp chiến đấu cá nhân bằng tay không cho binh sĩ. Trong mục “Vũ Đế Ký” có ghi chép lại rằng: “… Vào mùa Xuân năm Nguyên Phong thứ ba (năm 113 B.C, trước Thiên Chúa), nhà vua chỉ thị tổ chức hội thi đấu Giốc Để (đấu vật cổ truyền)…” cũng như ở mục “Phương Kỷ Lược” có chép: “… Hoàng Đế có thuật Tạp Tử Bộ Dẫn, gồm có mười hai quyển, trong đó đề cập đến phương pháp đạo dẫn“.
Như vậy có thể thấy rằng võ thuật Trung Hoa thời thượng cổ và cổ đại (trước thời nhà Tần cho đến thời nhà Hán đã xuất hiện các thể loại võ thuật bao gồm hai thể loại: Giốc Để (mà ngày nay ta gọi là đấu vật) và Thủ Bác (ngày nay ta gọi là quyền cước).
Nhưng đồng thời cũng phải nhận rằng nhờ có Bồ Đề Đạt Ma và chùa Thiếu Lâm mà các bộ môn quyền thuật của Trung Hoa được tích hợp và tinh tuyển lại theo những đặc trưng khu biệt tùy theo cá tính nổi trội của từng địa phương mà vẫn không đi ra khỏi lề lối và khuôn phép chung của Thiếu Lâm quyền.
Nếu theo những cứ liệu khảo sát trên như vậy thì cũng chưa có nguồn tài liệu nào xác minh rằng Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra Dịch Cân Kinh. chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam cũng chưa bao giờ công bố nguồn tài liệu nào của mình ngay tại chùa để xác minh sự kiện này là chính xác. Có nhiều tài liệu còn tìm cách chứng minh rằng Dịch Cân Kinh được chế tác vào thời nhà Minh hoặc nhà Thanh là khoảng thời gian mà Thiếu Lâm quyền đang trong thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất so với các thời kỳ trước đó vì căn cứ vào thể loại văn phong và cú pháp (phép đặt câu và sử dụng ngôn từ) đã cho biết Dịch Cân Kinh không thể được sáng tác vào thời nhà Bắc Ngụy, nhà Tùy hay nhà ĐườngDịch Cân Kinh – Nguồn gốc, Phương Pháp và Ngụy Tạo của Bộ Giáo dục Việt Nam 2007 phía dưới bài này trong mục Liên kết ngoài-Tham khảo).
Tài liệu này còn cho biết như sau :
“……… Trong hằng trăm nghìn ngôi chùa Phật giáo trên thế giới, không một ngôi chùa nào được tiểu thuyết hóa, huyền thoại hóa và thần thánh hóa bằng chùa Thiếu Lâm của bên Trung Quốc (1). Và cũng trong hằng triệu vị tăng, không vị nào được viết, được nói, được tôn sùng bằng ngài Bồ Đề Đạt Ma. Bỏ ra ngoài vấn đề tôn giáo, quả thực Ngài là một trong những người đã đem Thiền công vào Trung Quốc, và làm cho quảng bá.
Ghi chú:
Trung-Quốc có 3 ngôi chùa đều mang tên Thiếu Lâm.
Một trong những sự kiện người ta từ thần thánh hóa ngài, rồi đi đến ngụy tạo ra những bộ Thiền công, Khí công và gán cho ngài là tác giả. Trong đó có bộ Dịch Cân Pháp Tẩy Tủy Kinh. Bài tựa bộ Thiếu Lâm tự tư liệu của Vưu Cốc, Diêu Nguyên, do Văn-Hiến xuất bản xã Bắc Kinh, xb. tháng 10-1984, phần tựa, trang 2 viết:
“Từ trước đến nay, mật bản Dịch Cân Kinh nói là nội công Thiếu Lâm, rồi được lưu truyền trên trăm năm đến giờ. Căn cứ vào sự kết thành của nội dung bộ sách cũng như cú pháp thì không thể nào tin được. Bộ này chỉ có thể được viết vào thời nhà Thanh Khang Hy (1662-1723), Ung Chính (1723-1736) là quá. Trong thời vua Quang Tự (1875-1909), chính Phúc Sơn Vương Tổ Nguyên cũng đã viết: Xét đến Tung Sơn Thiếu Lâm tự, người ta mạo ra tập Nội công đồ, phổ biến rất rộng”.
Thực sự Dịch Cân kinh là bộ sách Khí công do các Đạo gia Trung Quốc soạn ra vào cuối đời nhà Minh hay đầu đời nhà Thanh, tương đương với bên Đại Việt vào cuối đời Lê sang đời Nguyễn. Lúc mới xuất hiện Dịch Cân Kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách Khí-công, không quá siêu việt. Bộ sách này trước năm 1950 chẳng nổi tiếng cho lắm. Nhưng từ khi nhà văn Kim Dung, tiểu thuyết hóa đi trong Thiên Long Bát Bộ, thì bộ kinh này trở thành thánh kinh. Nổi tiếng đến độ đã có người bị ngã gãy chân, thay vì đi tìm thầy điều trị, lại nằm ỳ ở nhà luyện, chút nữa phải cưa chân. Tác giả Dịch Cân Kinh không biết là ai.
Dịch Cân Kinh ra đời khoảng 1662-1736, thế nhưng Kim Dung lại cho nhân vật tiểu thuyết Mộ Dung Bác, Du Thản Chi, Cưu Ma Trí luyện vào đời Bắc Tống (960-1127). Có lẽ Kim Dung cho rằng mình viết tiểu thuyết, nên không cần sự chính xác, rồi ông cũng và gán cho tác giả là ngài Bồ Đề Đạt Ma của chùa Thiếu Lâm. Thành ra từ thập niên 60 thế kỷ thứ 20, người Việt không hề thấy bộ sách này, rồi cho rằng đó là bộ sách trong huyền thoại, không có thực.
Một số người thất học, trong đó có vài võ sư, vài thầy lang Việt Nam, chưa hề thấy bản Dịch Cân Kinh trên, họ bịa ra nhiều bản Dịch Cân Kinh, rồi đem phổ biến. Tất nhiên quần chúng tin ngay. Trong thời gian 1960-1975 ở miền Nam Việt Nam, ngay khi ra ngoại quốc (1975-2001) lưu truyền một phương pháp luyện Dịch Cân Kinh, bằng tiếng Việt, chỉ có một thức duy nhất là đứng thẳng buông lỏng rồi vẫy tay như chim non tập bay. Đính kèm còn chép thêm rằng nhiều người tập, đã chữa khỏi ung thư gan, lao, thận, Parkinson, huyết áp cao, và hàng chục thứ bệnh nan y. Cho rằng đây là một ấn bản khác của Dịch Cân Kinh, tôi đã bỏ công tra trong các thư viện của những Đại-học Y-khoa Thượng Hải, Giang Tô, Hồ Nam, Phúc Kiến, dĩ chí đến các gia, các phái võ thuộc các hệ Thiếu-Lâm ở Hong Kong, Đài Loan, nhưng cũng không thấy. Vì vậy tôi đặt tên bản này là Dịch Cân Kinh Việt-Nam (DCKVN), vì được sáng tác vào thời kỳ 1960-1975……….”
Đó cũng là sự thật, nhưng ít ai để ý là chữ Dịch Cân là danh từ chung, ai cũng có thể lấy để đặt tên cho tác phẩm của minh, còn ai dám chắc rằng trên đời chỉ có duy nhất bản Dịch Cân Kinh của ông Trần Đại Sỹ dịch là thật? Rất nhiều cuốn sách nữa cũng mang tên Dịch Cân và trong đó có bản ở Thiếu Lâm. Trường hợp của ông Trần Đại Sỹ là thời gian mà ông tìm hiểu cuốn kinh này là khi mật bản Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm vẫn chưa được biết tới là vì đây là 1 cuốn kinh điển về võ học, chỉ lưu truyền trong môn phái, hơn nữa việc luyện cũng rất nguy hiểm, chỉ sai lệch 1 li có thể bị tẩu hỏa nhập ma, thân bại danh liệt. Sau này nó được in ra thành sách và xuất bản tại nhiều nơi nhưng cũng khá ít người biết về nó(Như bản của Trần Tuấn Kiệt dịch thuât, cuốn Dịch Cân Kinh tổ truyền của Tử Y Hầu được dịch trong Nguyệt San võ thuật,…) Vì vậy có thể khẳng định Dịch Cân Kinh cũng là của Thiếu Lâm, cũng là của Đạo Gia và cũng không hề có chuyện giả mạo.
Các bài quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam rất dễ nhận ra so với những hệ quyền của Bắc Thiếu Lâm và Nam Thiếu Lâm sau này ở chỗ bài quyền chỉ chuyển dời về hai bên trái và phải đó là đặc thù của những bài quyền từ thời nhà Bắc Ngụy, nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống lê dài đền đầu thời kỳ nhà Minh. Đó là những bài sau :
Trong khi đó các bài quyền của Bắc Thiếu Lâm và Nam Thiếu Lâm sau này sau khi dạo quyền và bái tổ thường có khuynh hướng khai triển theo hai hướng chéo trước mặt đi lên về hai hướng trái và phải, và nói chung bài quyền thường di chuyển đủ bốn hướng chính Đông, Tây, Nam, Bắc và bốn hướng phụ Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam mà chủ yếu thường di chuyển nhiều về bốn hướng phụ, ví dụ bài Cung Tự Phục Hổ Quyền, Hổ Hạc Song Hình Quyền của Nam Thiếu Lâm, Thạch Sư Quyền của Nam Quyền Thiếu Lâm Bạch Mi và các bài quyền của Bắc Thiếu Lâm như Đường Lang Quyền,…
Nếu quan sát kỹ lưỡng các bài quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam, Bắc Thiếu Lâm Sơn Đông, Nam Thiếu Lâm Toàn Châu Phúc Kiến ta rất dễ nhận ra một đặc điểm chung là: rất coi trọng các thế tấn khi di chuyển (các mũi bàn chân luôn khép kín không bao giờ mở ra như các phái võ khác), tính đối xứng rất cao, nghĩa là luôn luôn có trên có dưới, có trước có sau, có nhanh có chậm, có cương có nhu, có lúc ào ạt vũ bão nhưng có lúc nhẹ nhàng như lá rụng mùa thu. Cực nhu nhuyễn nhưng cũng cực kiên cương với nguyên lý là “Miên Lý Tàng Kim’’ nghĩa là ngoài mềm trong cứng, trong bông gòn có thép. Còn điểm khác biệt giữa các môn quyền thì tính đối xứng được phân bổ theo độ dài ngắn của các tiết đoạn trong bài quyền tùy theo đặc tính nổi trội của từng địa phương.
Từ khi Thiếu Lâm quyền ra đời bắt đầu từ thời Bắc Ngụy của Hiếu Văn Đế và nhà Tùy, các bộ môn quyền thuật Trung Hoa được lưu truyền trong dân gian đã được đúc kết thành nguyên lý võ thuật tổng quát cho Thiếu Lâm quyền và võ thuật Trung Hoa nói chung: Âm Dương – Cương Nhu – Hư Thực – Động Tĩnh.
Có thể nhận xét khách quan rằng Tính tích hợp và Tính khu biệt tức là đặc trưng hóa những đặc tính nổi trội địa phương là hai xu hướng đối lập trong một chỉnh thể thống nhất của Phép Biện chứng của Thiếu Lâm quyền.
Thiếu Lâm Quyền thời Tống – Nguyên[sửa|sửa mã nguồn]
Theo tài liệu “Quyền Phổ Thiếu Lâm” được viết tại chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, Hà Nam thì Thiếu Lâm Quyền lúc sơ khai đã được phát triển bởi các võ tăng trong chùa từ lúc chùa mới xây thời nhà Bắc Ngụy vua Hiếu Văn Đế.[2]
Các bài quyền trong thời kỳ sơ khai này có thể kể ra như Tâm Ý Quyền, Tâm Ý Bả, v.v … ban đầu rất đơn giản và đã được hoàn thiện ngay sau khi được sáng tác bởi các võ tăng Thiếu Lâm tự. Các bài quyền này được truyền dạy bảo mật trong chùa và không được phép lưu truyền ra ngoài, chỉ có các vị Thiền Tăng bế môn không xuất ngoại thuộc Đạt Ma Viện và các tu viện, thiền phòng trong chùa mới được truyền thụ để gia tăng thể lực phục vụ cho quá trình tu hành.
Đó là nguyên nhân làm cho Thiếu Lâm Quyền trở thành một thứ gì đó giống như là một bí thuật cao siêu trong một thời gian dài từ thời nhà Tùy (581–618) cho đến thời nhà Đường tạo nên một danh tiếng huyền ảo rằng đó là một “Vùng Thánh Địa của các bộ môn quyền thuật Trung Hoa” cứ như thể chùa Thiếu Lâm là một nơi duy nhất phát tích võ thuật Trung Hoa mà dấu ấn của nó ngày nay còn nằm trong các truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian ở Trung Quốc, thường hay được đưa vào các loại tiểu thuyết và phim ảnh võ hiệp Hồng Kông. Các truyền thuyết này lâu ngày trở thành một niềm tin giống y hệt như là niềm tin tôn giáo hay niềm tin đạo đức và chính trị.
Ngay cả hai viên đại tướng Thích Kế Quang (tác phẩm Kỷ Hiệu Tân Thư) và Du Đại Du (tác phẩm Kiếm Kinh) thời nhà Minh sau này cũng nghĩ rằng quyền pháp của Thiếu Lâm rất kém và chỉ có côn pháp mà thôi.
Lịch sử chùa Thiếu Lâm cũng ghi nhận rằng các triều đại của nhà nước phong kiến Trung Hoa cho phép chùa được phép xây dựng các đoàn Binh Tăng để bảo vệ chùa với lý do rằng chùa thường xuyên bị bọn lục lâm thảo khấu và nạn đạo tặc địa phương hoành hành chùa vì chùa được nhà nước cấp đất đai rất lớn và nhiều tài sản trong chùa được các vị hoàng đế Trung Hoa và các phật tử bốn phương quyên góp tặng cho rất nhiều.
Cho đến nay chưa có một ngôi chùa nào to lớn và có lịch sử đặc biệt lâu đời còn sót lại từ thời phong kiến cổ đại ở phương Đông như chùa Thiếu Lâm. Lịch sử Phật giáo cũng ghi nhận như vậy và nơi đây chính là Tổ đình của Giáo Phái Phật giáo Thiền Tông bởi vì Phật giáo và Đạo Giáo (một trường phái triết học Trung Quốc cổ đại suy tôn Lão Tử làm sư tổ, chuyên luyện các bí thuật trường sinh bất lão như phép đạo dẫn (luyện hơi thở – hô hấp) và luyện kim đan) ở Trung Hoa không được các nhà nước phong kiến coi trọng lắm mặc dù không hạn chế nó và cũng do học thuyết của hai giáo phái này không phục vụ cho nền chính trị của giai cấp quý tộc phong kiến (Nobble class) như là học thuyết của Nho Giáo (Confucianism). Sự kiện Bồ Đề Đạt Ma triều kiến Lương Vũ Đế và học thuyết tư tưởng của trường phái triết học Nho Gia được làm hệ tư tưởng chính thống cho các nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Trung Hoa và các nước lân cận trong khu vực xung quanh Trung Hoa mà chịu chi phối của nền văn hóa Hán Nho đã cho thấy điều đó.
Cũng theo tài liệu trên cho biết các bài quyền trên được sáng tác vào thời nhà Bắc Ngụy trước khi Bồ Đề Đạt Ma đến chùa Thiếu Lâm trụ trì và thuyết pháp.
Như vậy truyền thuyết cho rằng Bồ Đề Đạt Ma sáng tác ra Dịch Cân Pháp Tẩy Tủy Kinh (tục gọi là Dịch Cân Kinh) và La Hán Thập Bát Thủ làm cơ sở nền tảng cho Thiếu Lâm Quyền đã bị chính chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn (Hà Nam) bác bỏ. Điều này rất hợp lý và phù hợp với lịch sử hình thành của ngôi chùa này vì chúng ta đã biết rằng các môn võ đánh đá chân tay mà ngày nay chúng ta gọi là quyền cước hay quyền thuật đã được lưu truyền trong dân gian ở Trung Hoa từ thời cổ đại trước khi chùa Thiếu Lâm được xây dựng và trước khi Bồ Đề Đạt Ma đặt chân đến Trung Hoa qua các tài liệu khảo cổ lưu trữ của các học giả Trung Hoa hiện nay.
Theo tài liệu quyền phổ trên thì rõ ràng các bài quyền của nhà chùa có trước cả Dịch Cân Kinh trong khi các tài liệu bên ngoài chùa ở Trung Hoa Đại Lục và bên ngoài Trung Hoa Đại Lục cứ thường cho rằng Dịch Cân Kinh là những động tác cơ sở nền tảng cho các chiêu thức quyền thuật của Thập Bát La Hán Quyền – là bài quyền đầu tiên thủy tổ cho các bộ môn quyền thuật Thiếu Lâm và tất cả các bộ môn quyền thuật Trung Hoa sau này (?).
Thậm chí người ta còn gán cho Bồ Đề Đạt Ma sáng tác ra Dịch Cân Kinh trên cơ sở kết hợp phương pháp luyện thở (hô hấp) của Yoga (một trường phái triết học Ấn Độ cổ đại) và môn võ của Ấn Độ chuyên sử dụng tay chân gọi là Cửu Long.
Sự lầm lẫn ( hay là cố ý lầm lẫn ) tai hại trên đã làm tiêu tốn không biết bao nhiêu sức lực lao động và bút mực của những học giả và những nhà khảo cứu khi khám phá về văn hóa truyền thống Trung Quốc qua những tài liệu chuyên khảo .
Như vậy có thể nói rằng võ thuật Trung Hoa được sáng tác ở trong dân gian từ thời Trung Hoa cổ đại trước khi Bồ Đề Đạt Ma đến chùa Thiếu Lâm hoằng dương Phật pháp.
Sau khi Bồ Đề Đạt Ma đến chùa, thật sự mới bắt đầu có sự kết hợp giữa hai môn võ thuật truyền thống dân gian của Trung Hoa và Ấn Độ và đi đến một hệ thống qui chuẩn sau này gọi là Thiếu Lâm Quyền.
Tài liệu “Quyền Phổ Thiếu Lâm” cũng cho biết các bài Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Thông Tý Quyền, và Kim Cương Quyền,… được sáng tác vào khoảng đầu thời nhà Tống cùng một khoảng thời gian với bài Tam Thập Lục Thế Trường Quyền do Triệu Khuông Dẫn sáng tác mà sau này được đổi tên thành Thái Tổ Trường Quyền.
Bài La Hán Thập Bát Thủ (cũng từ nguồn tài liệu trên), gồm 10 lộ sau này (tức là 10 bài quyền) làm thành một bộ quyền thuật hoàn chỉnh nhất trong nhiều bộ quyền thuật của nhà chùa, được sáng tác vào thời nhà Tùy ban đầu có 18 động tác tay (nghĩa là sau khi Bồ Đề Đạt Ma đến chùa Thiếu Lâm) bởi các võ tăng chính tông chùa Thiếu Lâm sáng tạo ra để giúp cho các vị sư tăng bế môn tọa thiền có thêm các phương pháp gia tăng sức khoẻ trên con đường tu đạo.
Đến thời nhà Đường bài quyền này được phát triển thành 36 động tác tay, vào cuối thời nhà Tống đầu thời nhà Nguyên, nhà sư Giác Viễn, Thu Nguyệt (pháp danh của Bạch Ngọc Phong), … đã phát triển lên đến 173 thế và sau đó Bạch Ngọc Phong (vào thời nhà Nguyên) dựa vào đó kết hợp với các động tác mô phỏng có tính tượng hình cao của năm con vật (tục gọi là Ngũ Linh Thú) gồm Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc sáng tạo nên Ngũ Hình Quyền. Bài quyền này sau này được xem như là Ngũ Hình Quyền Nguyên Thủy của Thiếu Lâm tự Tung Sơn (Hà Nam) làm cơ sở cho các bài Ngũ Hình Quyền của Nam Quyền Thiếu Lâm Toàn Châu Phúc Kiến và Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật (Hồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái) và Thiếu Lâm Vịnh Xuân (còn gọi là Vịnh Xuân Quyền) ở Quảng Đông vào thời Minh – Thanh sau này.
Thiếu Lâm Quyền thời Minh – Thanh[sửa|sửa mã nguồn]
Vào đầu thời Minh – Thanh, quyền thuật Thiếu Lâm đã phát triển rất mạnh mẽ cùng với sự hình thành của các võ phái khắp miền Nam – Bắc Trung Hoa như Võ Đang (Wu Tang Kungfu), Nga Mi (Emei Kungfu), Thiếu Lâm Côn Luân, Thiếu Lâm Không Động, v.v. …, cùng với các bộ môn quyền thuật mới của các môn đồ Bắc Thiếu Lâm vùng Sơn Đông, Hoa Bắc và Nam Thiếu Lâm ở Toàn Châu (Phúc Kiến), Quảng Đông, Hoa Nam sau khi tinh tuyển các môn quyền thuộc các phái võ dân gian Trung Hoa vô danh đang lưu truyền tại các địa phương nhỏ. Đây mới chính là thời kỳ “Trăm Hoa Đua Nở” của võ thuật Trung Hoa giống như thời Xuân Thu – Chiến Quốc mà lịch sử gọi là thời của “Bách Gia Chư Tử” (trăm nhà học thuật) của các trường phái triết học Trung Hoa cổ đại.
Sự phát triển võ thuật của các võ phái Trung Hoa và Thiếu Lâm vào thời nhà Minh gắn liền với phong trào đánh đuổi giặc “Thát Đát” (người Mông Cổ) và sự kiện Chu Nguyên Chương sáng lập ra nhà Minh lấy hiệu là Minh Thái Tổ.
Có một số ít tài liệu viết một sự kiện rằng Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã từng học võ tại chùa Thiếu Lâm như Tống Thái Tổ và đã để lại bút tích do chính ngài thủ bút tại bia đá ở cổng chùa. Nguồn tài liệu này cũng không cho biết đã dẫn từ những nguồn tài liệu nào – chính sử hay dã sử nên chưa thể xác minh lại được và ngay tại bia đá cổng chùa của Thiếu Lâm tự Tung Sơn cũng chưa hề nghe ai nhắc nhở đến sự kiện này có thật hay không .Sự tăng trưởng võ thuật của những võ phái Thiếu Lâm vào thời nhà Thanh gắn liền với trào lưu ” Phản Thanh Phục Minh ” và sự sinh ra của những bang hội kín ( Secret Societies ) như Hồng Môn lấy Hồng Quyền ( Hung Kuen hay Red Fist ) làm nền tảng quyền pháp mà xưng danh, tục gọi là Hồng Bang Hội ( Hung Mun hay Red Association ) và Thiên Địa Hội ( The Heaven and Earth Society ), v.v. …
Bài La Hán Quyền không phải là 10 lộ La Hán Thập Bát Thủ. Bài La Hán Quyền này được sáng tác vào thời nhà Minh – nhà Thanh khoảng cùng thời với các bài Hầu Quyền, Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền, Mai Hoa Quyền, Liên Hoa Quyền tại Thiếu Lâm Tung Sơn (Hà Nam) bởi vì các động tác quyền thuật trong các bài quyền này đã có một bước tiến đáng kể trong các động tác của thủ hình (thủ pháp) phức tạp hơn với những loại thủ hình mới như Hầu Thủ, Xà Hình Thủ Pháp, Liên Hoa Thủ, Cầm Nã Thủ là những chiêu thức thủ pháp thuộc loại Nhu Quyền (Soft Boxing) rất thịnh hành vào thời Minh – Thanh chuyên nhấn mạnh đến lực ly tâm của các đường quyền chuyển động theo hình vòng tròn dùng để hóa giải các loại Cương Quyền (Hard Boxing) thường vận động theo đường thẳng. Đây cũng chính là cơ sở để Chí Thiện Thiền sư (thuộc dòng quyền thuật Nam Thiếu Lâm) sáng tác ra kỹ thuật Trường Kiều với lối đánh cho tay quyền đấm theo đường vòng cung như bộ môn quyền Anh của phương Tây sau này, chỉ khác là kỹ thuật Trường Kiều yêu cầu hai cánh tay phải luôn thẳng khi xuất quyền.
Bài quyền nổi tiếng nhất thời nhà Minh của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam là bài Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền được phát triển cùng với bài La Hán Quyền trên cơ sở các loại thủ hình mới là Cầm Nã Thủ và Liên Hoa Thủ nhưng lại nổi tiếng hơn bài La Hán Quyền vì các bộ tấn của bài Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền đòi hỏi các môn đồ Thiếu Lâm khi tập luyện phải di chuyển trên trận đồ Mai Hoa Thung – Thung có nghĩa là các cọc gỗ cao 2-3 mét có đường kính từ 30-40 phân xếp thành hình hoa mai, đây là một sáng kiến mới lạ và vô cùng độc đáo của chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam và phương pháp này sau đó mau chóng khích lệ các bộ môn quyền thuật Bắc Thiếu Lâm như Hình Ý Quyền – còn gọi là Lục Hợp Quyền – của phái Thiếu Lâm Vy Đà (tục gọi là Vy Đà Môn) của dòng họ Vạn Lại thuộc vùng Hoa Bắc và Hạc Quyền của Nam Quyền Thiếu Lâm Hồng Gia của Phương Thế Ngọc, Bạch Hạc Quyền của phái Nam Thiếu Lâm Bạch Hạc phát triển trên Thiên Cương Mai Hoa Thung. Phương pháp luyện quyền trên Mai Hoa Thung Trận sau này đã nhanh chóng trở thành sở trường nghệ thuật lưu diễn cho các đoàn Lân-Sư-Rồng của các phái võ Nam Thiếu Lâm ở Quảng Đông, đó là biểu diễn Lân-Sư-Rồng trên Mai Hoa Thung Trận. Thậm chí có nhiều quyền sư Nam – Bắc Thiếu Lâm còn đề nghị bịt mắt bằng một tấm vải đen để luyện quyền trên Mai Hoa Thung.
Cũng như các bài quyền thời nhà Tống và nhà Nguyên, các bài quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam thời nhà Minh và nhà Thanh như bài La Hán Quyền và Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền kể trên chỉ di chuyển theo phương ngang bên trái và bên phải so với hướng trục chính diện của người luyện.
Công lao của Thích Kế Quang và Du Đại Du được ghi nhận cho đời sau là việc hệ thống các thế quyền căn bản của các dòng quyền thuật trong dân gian, sau đó phổ biến lại cho các nhà sư Thiếu Lâm nhiều chiêu thức tinh diệu và hữu hiệu. Các chiêu thức này vẫn còn ở các bài quyền của Thiếu Lâm Quyền và Thái cực quyền ngày nay. Ngoài ra ông còn đưa thêm các nguyên lý của Tôn Tử binh pháp (chiến đấu tập thể) vào quyền thuật.
Có thể kể ra một số tư thế chiêu thức của hai môn quyền này xuất phát từ Thích Kế Quang như sau: Bạch hạc lượng sí, Bài cước, Bạch xà thổ tín, Bạch viên hiến quả, Bạch vân cái đỉnh, Triều thiên, Đơn tiên, Kim Kê độc lập, Hoài Trung Bão Nguyệt, Tảo Phong Cước, Ngọc Nữ Xuyên Thoa, Khóa Hổ, Tấn Bộ Ban Lan Chùy, Cao Thám Mã,…
Các nguyên lý của Tôn Tử binh pháp được viên đại tướng này đưa vào quyền thuật như sau:
- Nguyên lý “Thường sơn xà trận pháp” chép lại từ Tôn Tử binh pháp (thế kỷ thứ 5 trước Tây Lịch) được ông áp dụng trong quyền thuật: “chánh như Thường sơn xà trận pháp, đánh đầu thì đuôi tiếp ứng, đánh đuôi thì đầu tiếp ứng, đánh thân thì đầu và đuôi tương ứng” (chánh như Thường sơn xà trận pháp, kích đầu tắc vỹ ứng, kích vỹ tắc đầu ứng, kích kỳ thân nhi đầu vỹ tương ứng).
- Chiến thuật trá bại được trình bày trong ba chương: quyền, côn và thương. Đó là ba thế “Đảo kỳ long”, “Tẩu mã hồi đầu thức” và “Dương du trá hồi thương pháp”. Đây là chiến thuật giả bộ thua chạy dụ địch đuổi theo để xoay người đánh một quyền hay đâm một thương, còn lưu lại trong các bài binh khí như Trung ương Quốc Thuật Quán Tam tài kiếm, Tinh Võ Hội Ngũ hổ thương, Thất Tinh Đường Lang Yến Thanh đơn đao, Vĩnh Xuân Bạch Hạc Song long xuất thủy song đao, Trần Gia Thái Cực Thập tam can, Trần Gia Thái Cực Xuân Thu đại đao… Quyền thuật tại hai tỉnh Quảng Đông và Phước Kiến, có thế giả thua xoay lưng chạy rồi ngồi xuống đất để bất thình lình xoay người lại ném cát vào mắt địch hay nhảy lên đá vào hạ bộ đối thủ, thế có tên là “Linh miêu hí thử” (mèo đùa giởn với chuột!).
- Nguyên lý “hư thật” và “kỳ chánh” xuất từ Tôn Tử binh pháp được áp dụng trong quyền thuật. Hư thật và kỳ chánh chỉ sự dối trá để lừa địch, đòn đầu là hư và đòn sau là thật. Nhưng hai đòn đầu cũng có thể là hư chỉ đòn thứ ba và thứ tư mới là thật, đây là “Hư hư thật thật” hay “Kỳ kỳ chánh chánh”. Địch không biết lúc nào là hư lúc nào là thật!
- Khái niệm “tiểu môn” và “đại môn” là nền tảng của võ thuật Trung Quốc. Muốn tấn công địch như muốn vào nhà, muốn vào nhà thì ta phải mở cửa, nhà xưa đều có hai cửa: cửa trước và cửa sau. Đại môn là khoảng cách giữa hai tay, là cửa trước, tiểu môn là hông hay lưng địch, là cửa sau. Đường đi vào đại môn ngắn hơn nhưng nguy hiểm hơn vì địch có thể phản công dễ dàng. Ta tấn công vào đại môn khi ta ra đòn trước, khi thế lực ta mạnh hơn. Khi đòn địch không nằm trên trung tâm tuyến thì ta tiến vào cửa chánh vừa đỡ vừa tấn công.
Thường ta chờ địch tiến công để kéo tay địch qua một bên buộc địch mở tiểu môn để ta xâm nhập, như Thích Kế Quang lý giải trong thế ” Phao giá tử “. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong võ thuật Nước Trung Hoa. Bát Quái Chưởng vừa niêm kéo tay địch qua một bên vừa chạy qua bên kia để đánh vô sống lưng địch. Vịnh Xuân né mình qua bên và hất tay đối thủ cạnh tranh để tiến công vào bên hông. Bắc Phái Đường Lang Quyền tiến vào trung môn kéo tay địch qua bên để tiến công .
- Khi ta nghiên cứu qua 32 thế quyền của đại tướng, ta có thể thấy vài chiến lược khác như “Thanh đông kích tây” (Làm tiếng động hướng đông nhưng đánh hướng tây) và “Thượng kinh hạ thủ” (Làm địch sợ hãi ở trên để tấn công ở dưới).
- Và nguyên lý quan trọng khác là “tiệt đả”, hiện nay là căn bản của võ thuật Trung Quốc: vừa tiếp đón đòn địch lúc chưa phát triển trên đường chính diện (trung tâm tuyến), vừa phản công.
Mối liên hệ giữa Thiếu Lâm Quyền và Thái cực quyền[sửa|sửa mã nguồn]
Có nhiều tài liệu khảo cứu cho biết rằng giữa Thái cực quyền (Tai Chi Chuan) và Thiếu Lâm quyền có cùng chung một nguồn gốc và có ảnh hưởng lẫn nhau. Các tài liệu đưa ra những dẫn chứng như bài Pháo Trùy trong Thái cực quyền Nguyên Thủy và bài Pháo Trùy trong Thiếu Lâm quyền Tung Sơn Hà Nam là một và tên Thiệu các chiêu thức cũng là một.[3]
Tuy nhiên nếu ai đã học cả hai loại quyền thuật của Thái cực quyền và Thiếu Lâm Quyền đều biết những Yếu Lý Quyền Pháp của hai dòng quyền này là một.[4] Sự khác biệt trong phong cách thể hiện chỉ là biểu hiện khuynh hướng bề ngoài mà thôi. Đặc biệt là phương pháp Vận Khí Kình trong quyền thuật của hai loại quyền thuật này cùng một phương pháp như nhau.
Có nhiều tài liệu cho rằng Thái Cực quyền là của Trương Tam Phong ( Trương Quân Bảo ) là môn đồ của Thiếu Lâm Tự Tung Sơn Hà Nam sau này sáng lập ra võ phái Võ Đang. Song, đây là thần thoại cổ xưa không đáng an toàn và đáng tin cậy. [ 5 ] Làng Trần Gia Câu không có tương quan gì đến giả thuyết về Trương Tam Phong cả và Thái Cực quyền thời nay chính là Thái Cực quyền nguồn gốc tại làng Trần Gia Câu, Hà Nam. [ 6 ] Thái Cực quyền của làng Trần Gia Câu do Trần Vương Đình phát minh sáng tạo chính là nguồn gốc của Thái Cực quyền ngày này .
Các hệ phái của Thiếu Lâm Quyền[sửa|sửa mã nguồn]
Trong Thiếu Lâm Quyền có 3 mạng lưới hệ thống quyền thuật biểu lộ theo những kỹ thuật đặc trưng :
Thiếu Lâm Quyền Tung Sơn Hà Nam[sửa|sửa mã nguồn]
Thiếu Lâm quyền Tung Sơn Hà Nam ( Trung Quốc ) là nơi xuất phát ra võ thuật Thiếu Lâm Nguyên Thủy tại Thiếu Lâm tự ở huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam .
Đặc trưng của hệ quyền thuật này là các thế tấn thấp và di chuyển rất nhanh và kín đáo (khép kín hai đầu gối), các chiêu thức thủ pháp thì gọn gàng, tiết kiệm động tác, có đủ đòn chân (cước pháp) và đòn tay (thủ pháp), thế quyền nhanh thoăn thoắt, công thủ linh hoạt biến hóa với kỹ thuật thủ pháp (đòn tay) chủ yếu là Liên Hoa Thủ (tay nở như hình hoa sen) và Cầm Nã Thủ (Tiểu Cầm Nã Thủ Pháp: Hầu Thủ và Đại Cầm Nã Thủ Pháp: Xà Hình Thủ Pháp). Do vậy ở Quyền thuật ở Thiếu Lâm tự Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc) không có sự phân biệt Nam Quyền Bắc Cước.
- Các bài quyền của hệ quyền Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam: La Hán Thập Bát Thủ (Shaolin 18 Arhat Form), Tiểu Hồng Quyền (Xiao Hong Quan), Đại Hồng Quyền (Da Hong Quan), Thái Tổ Trường Quyền (Tai Zhu Chang Quan) của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, Kim Cương Quyền (Jin Kang Quan), Triều Dương Quyền (Chao Yang Quan), Tâm Ý Bã, Tâm Ý Quyền, Pháo Trùy (Pao Chui), Thất Tinh Quyền, Thông Tý Quyền, Ngũ Hợp Quyền, Khán Gia Quyền, Tiểu La Hán Quyền (Xiao Lohan Quan), Đại La Hán Quyền (Da Lohan Quan), La Hán Quyền (Luohan Quan), Ngũ Lộ Mai Hoa Quyền (Ng Lo Mui Fa Kuen) (còn gọi là Mai Hoa Phong Vũ Quyền), Liên Hoa Quyền (Lin Fa Kuen), Ngũ Hình Quyền Nguyên Thủy (Long-Xà-Hổ-Báo-Hạc) do Bạch Ngọc Phong sáng tác (bài này nghe nói đã thất truyền),…
Trong bốn bài quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc): Thái Tổ Trường Quyền, Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, La Hán Quyền đã xuất hiện thấp thoáng bóng dáng các động tác Kiều Thủ cơ bản là kỹ thuật đặc trưng trong hệ Nam Quyền Thiếu Lâm Hồng Gia sau này.
- Vài điểm dẫn xuất
Lưu ý rằng trong các hệ thống quyền thuật Thiếu Lâm không hề có Thập Bát La Hán Quyền.
Đây là hệ thống quyền thuật do võ sư Đoàn Tâm Ảnh thuộc hệ phái Thiếu Lâm Côn Luân sáng tạo ra đã được phổ biến tại Sài Gòn vào những năm của thập kỷ 1960 và 1970 và chưa được Thiếu Lâm tự Tung Sơn nạp vào danh sách hệ thống (xem Thập Bát La Hán Quyền của Lạc Việt trong mục Sách Tham khảo dưới bài Thiếu Lâm Hồng Gia) vì Thiếu Lâm tự Tung Sơn có thời gian bị cấm hoạt động trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc vào thập kỷ 1960 và không có liên lạc gì với bên ngoài.
Thiếu Lâm Quyền Bắc Phái Bàn Sơn Hà Bắc, Sơn Đông[sửa|sửa mã nguồn]
Thiếu Lâm quyền Bắc Phái Bàn Sơn Hà Bắc – Sơn Đông : những động tác quyền thuật lả lướt, công thủ từ xa, dùng đòn chân nhiều hơn đòn tay nên gọi là Bắc Cước Thiếu Lâm, nhảy cao đá lẹ, bộ pháp chạy nhảy nhiều và chuyển dời nhanh, đòn tay ( thủ pháp ) và đòn chân ( cước pháp ) tay liền tay, chân liền chân trông như mưa sa sấm chớp liên tục không ngừng .
- Các bài quyền nổi tiếng của Bắc Thiếu Lâm: Mê Tung Quyền (còn gọi là Yến Thanh Quyền) của cha con Hoắc Nguyên Giáp (Mê Tung có nghĩa là những bước chân kỳ ảo), Nhị Lang Quyền, Tra Quyền (hay Soa Quyền), Đàn Thoái Quyền, Bát Cực Quyền, Phiên Tử Quyền, Thông Tý Quyền (hay Thông Bối Quyền) (Tong Bei Quan), Phách Quải Quyền, Pháo Quyền (Canon Fists hay Canon Form), Đường Lang Quyền (Mantis Form, Mantis Fist), Hình Ý Quyền, Hoa Quyền (Fa Kuen), Địa Đàng Quyền, Binh Bộ Quyền, Quan Đông Quyền, và Ưng Trảo Quyền (Eagle Form, Eagle Fist),… Các bộ môn quyền thuật của Bắc Thiếu Lâm được gọi bằng một tên chung là Trường Quyền.
Khái niệm Trường Quyền là một khái niệm bao hàm tất cả các loại Bắc Quyền Thiếu Lâm chủ trương lối đánh trường trận (công thủ từ xa) đòi hỏi phải di chuyển nhanh và thân pháp xoay chuyển nhiều nên yêu cầu nguyên tắc là Nhất Thốn Trường, Nhất Thốn Cường có nghĩa là dài thêm một tấc, mạnh thêm một tấc.
Khái niệm Trường Quyền không nên lẫn lộn với khái niệm Trường Kiều của các dòng Nam Quyền Thiếu Lâm ám chỉ lối đánh chuyên dùng các đòn tay rộng và dài với các bộ tấn rộng nên trong Nam Quyền Thiếu Lâm thường có câu Ổn Mã Ngạnh Kiều, Trường Kiều Đại Mã, Đoản Kiều Tiểu Mã nghĩa là ngựa vững cầu cứng, ngựa lớn cầu dài, ngựa nhỏ cầu ngắn (bộ tấn vững vàng kiều thủ chắc chắn, đánh xa thì bộ tấn rộng đòn tay dài, đánh gần thì bộ tấn hẹp đòn tay ngắn) (xem Nam Quyền Toàn Thư, nguyên tác Trung Văn Quyền sư Trương Tuấn Mẫn, dịch giả Thiên Tường, nhà xuất bản Mũi Cà Mau tháng 1/2004).
Trong bộ môn Wushu có 3 bài Trường Quyền 1-2-3 (Long Fists 1-2-3 hay Chang Quan 1-2-3) tập trung những tinh hoa của quyền thuật Bắc Thiếu Lâm (Northern Shaolin) mà ta có thể thấy rất rõ ràng.
Thiếu Lâm Quyền Nam Phái Toàn Châu Phúc Kiến[sửa|sửa mã nguồn]
Thiếu Lâm quyền Nam Phái Toàn Châu Phúc Kiến: các động tác quyền thuật chủ về cương quyền nhiều hơn với những chiêu thức thủ pháp dũng mãnh mà dấu vết của nó hiện nay có thể thấy được qua các hệ thống thi triển quyền pháp (tiếng Nhật gọi là Kata) của môn võ Karaté có nguồn gốc từ Thiếu Lâm Nam Quyền Phúc Kiến (võ Karaté được truyền vào Nhật Bản qua hòn đảo Okinawa bởi các thương nhân người Phúc Kiến).
Ngoài Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến là Hồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái còn có các hệ phái Nam Quyền khác cũng có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm như Thiếu Lâm Bạch Mi (Shaolin Pak Mei), Thiếu Lâm Phật Gia Quyền (Shaolin Fut Gar Kuen), Thiếu Lâm Chung Ngoại Châu Gia (Shaolin Chung Oi Jow Gar), Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền (Shaolin Wing Sun Kuen), Nam Thiếu Lâm Bạch Hạc Quyền (Southern Shaolin White Crance Fist), Nam Thiếu Lâm Quý Châu Quyền, Nam Thiếu Lâm Đường Lang Quyền (Southern Shaolin Mantis Fist),…
Đặc điểm nổi trội của những dòng quyền thuật Nam Thiếu Lâm là thế tấn thấp, không đá cao, thường hay đạp chân ( giậm chân ) rất mạnh xuống đất và hét lớn ( người Trung Quốc gọi là ” dĩ thanh trợ lực ” ) khó chịu trợn mắt, rồi vặn eo buông vai phóng quyền với khí thế ào ạt, thế quyền thường vận động và di chuyển như cuồng phong bão táp cả hai mặt tiến công lẫn phòng thủ trông rất thô bạo .
Nhìn vào 3 bài Nam Quyền 1-2-3 (Nan Quan 1-2-3 hay Shaolin Southern Fist 1-2-3) của Wủshú thấy rất rõ các động tác của Trường Kiều Đại Mã, động tác mổ của Hạc Quyền trong chiêu thức Câu Thủ Hạc Trủy (tay quyền câu lại như mỏ của con hạc đang mổ kiếm ăn), động tác vồ của Hổ Quyền trong tư thế của chiêu Ngọa Hổ Tầm Dương (cọp nằm bắt dê),…
Ngay trong các tài liệu do chính các môn đồ Hồng quyền (hay Thiếu Lâm Hồng gia) ở Quảng Đông – Trung Hoa Đại Lục và Hong Kong mà trong tiếng Anh họ dịch là Hung Kuen hay Shaolin Hung Gar cũng nêu rất rõ hai danh từ này chỉ là một mà thôi.
Viện Nghiên cứu Võ thuật Trung Quốc và việc hệ thống hóa Thiếu Lâm Quyền[sửa|sửa mã nguồn]
- Xem thêm bài viết về Wushu
Năm 1949 sau khi Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc thống nhất Trung Hoa Đại Lục thành nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, những quyền sư danh gia toàn nước của những hệ phái lớn như Thiếu Lâm, Võ Đang, Thái cực quyền đã được triệu tập để thống nhất thành một bộ môn võ thuật mang tính vương quốc và gọi chung là VÕ THUẬT mà tiếng phổ thông gọi là Wushu .
Khi dùng danh từ VÕ THUẬT (Martial Art) chúng ta nên lưu ý rằng khái niệm này bao hàm vừa võ tay không (tay chân hay quyền cước) và cả binh khí. Còn danh từ QUYỀN THUẬT (Boxing, Fist) chỉ dùng cho các bộ môn quyền thuật chỉ sử dụng tay chân (quyền cước) và không sử dụng bất kỳ loại binh khí hay khí giới nào cả.
Wushu và Thiếu Lâm Quyền[sửa|sửa mã nguồn]
Bộ môn Wushu này đã được hệ thống hóa lại tại một cơ quan chuyên môn có thẩm quyền mang tính vương quốc là Viện Nghiên cứu Võ thuật Trung ương Bắc Kinh. Cách làm này của nhà nước Trung Quốc là noi gương theo Hoắc Nguyên Giáp ( 1869 – 1910 ) người đã sáng lập ra Tinh Võ Thể dục Hội tại Thượng Hải đầu thế kỷ 20 với tôn chỉ là ” học tập võ thuật để làm tráng kiện thân thể, làm khỏe mạnh giống nòi dân tộc bản địa, nâng cao thể lực để làm cơ sở rèn luyện trí lực dân tộc bản địa, không để ngoại bang phương Tây uy hiếp “. Do đó sau này, tại khắp vùng Khu vực Đông Nam Á, nơi nào có hội đồng người Hoa là nơi đó có sân vận động của Tinh Võ Thể dục Hội, như ở Nước Ta tại TP HCM – Q. 5 trên đường Nguyễn Trãi có Sân Tinh Võ Quận 5 của người Hoa .
Việc hình thành hai tổ chức võ thuật trên là tiền đề để sau này nhà nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập Viện Nghiên cứu Võ thuật Quốc gia sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thống nhất Trung Hoa vào năm 1949.
- Võ thuật Trung Hoa và điện ảnh Các diễn viên võ thuật nổi tiếng của Trung Quốc như Lý Liên Kiệt (Jet Li), Triệu Văn Trác, Chân Tử Đan (hay Chung Tử Đơn) chuyên đóng phim về các danh thủ quyền thuật Thiếu Lâm đều xuất thân học từ Viện Nghiên cứu Võ thuật Trung Quốc này cả (Lý Liên Kiệt đã đoạt giải hạng nhì toàn quốc bộ môn Wushu năm mười lăm tuổi (năm 1978) tại Bắc Kinh trong kỹ thuật Trường Quyền.)
Kỹ thuật đặc trưng của Wushu[sửa|sửa mã nguồn]
Kỹ thuật của Wushu về mặt quyền thuật gồm ba loại quyền : Thiếu Lâm quyền, Võ Đang quyền, và Thái Cực quyền của làng Trần Gia Câu ở Hà Nam .
- Thiếu Lâm quyền gồm hai dạng bài quyền là bài Trường Quyền (Chang Quan) (tập trung các đặc trưng của Thiếu Lâm quyền bắc phái) và bài Nam Quyền (Nan Quan) (tập trung các đặc trưng của Thiếu Lâm quyền nam phái mà chủ yếu là kỹ thuật Trường kiều đại mã trong Hồng quyền Hồng Hy Quan);
- Võ Đang quyền gồm Bát Quái chưởng (Bagua Zhang) của phái Võ Đang; và cuối cùng là
- Thái Cực quyền Trần Gia Câu Hà Nam gồm Thái Cực quyền của Trần Vương Đình sáng tác tại làng Trần Gia Câu ở huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam cách chùa Thiếu Lâm Tung Sơn khoảng 50–70 km.
Thật ra ở Trung Quốc và ngay trong mạng lưới hệ thống quyền thuật Thiếu Lâm không có sự phân biệt Thiếu Lâm quyền và Thiếu Lâm danh gia, đây là thuật ngữ do người đời sau thêm bớt mà thành .Theo thống kê toàn Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Võ thuật Trung ương Bắc Kinh, toàn bộ những phái võ có nguồn gốc từ Thiếu Lâm Tự và ngay cả tại Thiếu Lâm Tự ( Tung Sơn Hà Nam ) có tổng thể trên 500 bài quyền Thiếu Lâm, một số lượng đồ sộ khổng lồ và không ai hoàn toàn có thể học hết được cả đời. [ 7 ]
Võ Sư đoàn Tâm Ảnh cũng là một người Hoa di cư sang Việt Nam như cụ Hà Châu và cụ Tô Tử Quang sau đó truyền bá Thiếu Lâm Quyền vào Việt Nam. Riêng cụ Nguyễn Mạnh Đức (hậu duệ đích tôn bốn đời của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến) là người Việt Nam nhưng lớn lên tại núi La Phù (Luofu Shan) ở Trung Quốc và không biết nói tiếng Việt nhiều nên cũng như là người Hoa gốc Việt.
Sở dĩ nói như vậy vì Thiếu Lâm tự là một môn phái rất lớn được phát triển tích hợp từ các dòng quyền thuật Trung Hoa cổ điển bắt đầu từ giữa đời nhà Đường trở đi sau khi Đường Thái Tông Lý Thế Dân ban tặng cho Thiếu Lâm tự Tung Sơn danh hiệu bất hủ “Thiếu Lâm Thiên Hạ Đệ Nhất Tự” để ghi nhớ công lao của vị Thiền Tăng là Đàm Tông dẫn đầu 12 vị tăng nhân ở Thiếu Lâm tự Tung Sơn giúp Lý Thế Dân dẹp loạn Vương Thế Sung:)
Sách tìm hiểu thêm[sửa|sửa mã nguồn]
- Thiếu Lâm Bách Khoa Toàn Thư – trọn bộ 23 tập – Nguyên tác Trung Văn Thiếu Thất Sơn Nhân, dịch giả Hồ Tiến Huân, nhà xuất bản Thể dục Thể thao – Hà Nội năm 2002 – nhà sách Hoa Niên, số 494 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) phát hành
- Khí Công Toàn Thư – Hoàng Vũ Thăng, Nhà Xuất Bản Thể dục Thể thao, Hà Nội ngày 24 tháng 03 năm 2005 – Nhà sách Hoa Niên số 494 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh phát hành quý 2 năm 2005
- Kiến Thức Tổng Hợp Về Khí Công Trung Hoa – Hoàng Vũ Thăng, Nhà Xuất Bản Thể dục Thể thao, Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2002 – Nhà sách Hoa Niên số 494 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh phát hành tháng 01 năm 2004
- Khí Công – Tự Chữa Bệnh, Dưỡng Sinh – Hoàng Vũ Thăng, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng, ngày 15 tháng 01 năm 1999 – Nhà sách Hoa Niên số 494 đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh phát hành tháng 04 năm 1999
- Thập Bát La Hán Quyền – Lạc Việt, nhà xuất bản Thể dục Thể thao – Hà Nội 1999
Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]