Update : This review was written for the bookclub meeting that I didn’t go to :)))
Nghị luận xã hội là một thể loại văn học mà mình chưa từng nghĩ sẽ viết thành sách. Trước giờ mình chỉ thấy nó trong hai bối cảnh, 1) để nộp chấm điểm ngữ văn (mà barème của nó cũng chẳng hề cao, thua xa so với nghị luận văn học, chắc tại không có ứng dụng gì trong thực tế, hehe), và 2) để post lên Facebook, nói nôm na là thả thính câu comment, vì nó là một thể loại câu comment vô đối – lên mạng xã hội mà bày tỏ ý
Update : This review was written for the bookclub meeting that I didn’t go to :)))
Nghị luận xã hội là một thể loại văn học mà mình chưa từng nghĩ sẽ viết thành sách. Trước giờ mình chỉ thấy nó trong hai bối cảnh, 1) để nộp chấm điểm ngữ văn (mà barème của nó cũng chẳng hề cao, thua xa so với nghị luận văn học, chắc tại không có ứng dụng gì trong thực tế, hehe), và 2) để post lên Facebook, nói nôm na là thả thính câu comment, vì nó là một thể loại câu comment vô đối – lên mạng xã hội mà bày tỏ ý kiến của mình thì ít ra có 10 người bày tỏ ý kiến ngược lại.
Mình mở đầu như thế để làm rõ: mình chưa bao giờ đọc nghị luận xã hội. Và đối với người mới bắt đầu như mình, ưu điểm của cuốn “Bức xúc không làm ta vô can” là nó rất bình dân. Cuốn sách mỏng nhìn không thấy sợ như cuốn “Tư duy và chia sẻ” của bà Tôn Nữ Thị Ninh. Mỗi bài viết đều ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, không dẫn dắt dài dòng, không hoa mĩ. Kèm với hình minh hoạ mỗi đầu bài viết (tranh châm biếm khá chất lượng), nó là một cuốn sách về hình thức thì dễ khiến người khác muốn đọc, và về nội dung thì dễ đọc. Thật sự là trong dòng tư duy của tác giả cũng như trong những dẫn chứng đưa ra không có gì quá phức tạp, khiến người đọc phải đau đầu mới hiểu.
Nhờ cách viết ngắn gọn nên trong một cuốn sách kích thước khiêm tốn, tác giả bao quát được khá nhiều vấn đề. Trong 26 bài viết tác giả nói về tâm lí bầy đàn, tham nhũng biến chất, nạn nghèo, cộng đồng mạng, phẫu thuật thẩm mĩ, công nghệ showbiz, công nghiệp du lịch, truyền hình thực tế… Một bảng màu phong phú, một cái lưới thả ra rất rộng: bất kì người đọc nào cũng có thể tìm thấy một bài viết khiến họ quan tâm. Những bài viết của tác giả cũng tương đối thời sự, đa số từ năm 2014-2015 (một số bài viết cũ hơn, thậm chí từ năm 2011, ta thấy ngay là không còn “pertinent”.)
Nhưng nhiều chủ đề quá cũng khiến người đọc mất phương hướng. Cuốn sách được chia làm 3 phần: “Vẻ đẹp của người đứng một mình”, “Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn”, “Tôn thờ sách là mê tín dị đoan”. Cá nhân mình không hiểu rõ lắm tại sao lại chọn tựa như vậy, tại sao lại chia phần như thế này. Dòng tư duy của tác giả trong từng phần riêng biệt cũng không được mạch lạc cho lắm. Khi đọc xong rồi nhìn lại còn thấy chút logic lờ mờ, nhưng trong khi đọc thì hoàn toàn hoang mang. Vậy nên mình khuyên các bạn khi đọc nên giữ ngón tay ở mục lục, sẽ dễ nắm bắt hơn dòng tư duy chung của sách, đừng để bị lung lạc bởi tiểu tiết.
Hơn nữa, thả lưới quá rộng nên cuốn sách vướng phải một khuyết điểm đối với mình là chết người: thiếu chiều sâu. Đây là điểm khiến mình bực bội nhất đối với cuốn sách này. Nó là một cuốn sách có tầm nhìn và có tiềm năng nhưng phần lớn chưa được khai thác hết. Nó chỉ là một tổng hợp những bài viết phù hợp để post lên Facebook, chứ chưa đủ tầm để in thành sách. Khi đọc, mình có cảm giác chung là “Ờ, nói thì cũng đúng”, chứ không hề hơn. Càng đọc, mình càng thấy bài viết chỉ cào cào trên bề mặt của vấn đề, chứ chưa đến ngọn nguồn. Vì thế, khi đọc, người đọc chỉ đồng tình một cách chung chung, chứ không cảm thấy thấm thía, sâu cay, không giật mình tỉnh thức để xem lại mình.
Xin đưa ra một ví dụ. Bài viết “Cơ thể giả, khát vọng thật” nói về phẫu thuật thẩm mỹ. Tác giả mở đầu bằng giới thiệu hai show truyền hình thực tế “Thay đổi cuộc sông” và “Phép màu sắc đẹp” (ứng viên là những cô gái xấu xí “được” phẫu thuật thẩm mĩ để “lột xác ngoạn mục”). Tác giả giải thích sự đăng quang của ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm mĩ bởi sự chuyển dịch của chuẩn mực sắc đẹp khiến phụ nữ phải đua theo. “Người Việt đã thôi không nói “đẹp như tiên” nữa mà chuyển sang nói “xinh như Tây”. Sự dịch chuyển chuẩn đẹp này tạo ra một khoảng vênh lớn giữa cái đẹp lý tưởng được ca ngợi trên truyền thông và quảng cáo, và hình dạng trung bình của phụ nữ Việt. Cái bình thường đã trở thành cái xấu.” Thêm vào đó, “cơ thể của phụ nữ Việt đã […] không còn bị giấu giếm nữa mà được trưng ra để xã hội đánh giá, soi xét và tiêu thụ”. Tác giả miêu tả đủ loại phẫu thuật thẩm mĩ và những kết quả được trông đợi. Tác giả chỉ ra rằng, khả năng đi làm đẹp nay đã trở thành một tiêu chí đánh giá sự thành đạt, viên mãn của một người phụ nữ. “Mục tiêu tóm tắt của cuộc đua là có một ông xã chí thú làm ăn, hai đứa con ngoan, căn hộ chung cư Ecopark, xe Camry đỗ dưới hầm, và hai cái vú ra tấm ra món”. Tác giả chỉ ra sức ép xã hội khiến phụ nữ phải ném mình như con thiêu thân vào vòng xoáy này: “Trong một môi trường đầy cạnh tranh và bất an, xin vào vị trí văn thư cũng bị yêu cầu chiều cao trên trung bình”. Những người phụ nữ bị kéo vào vòng đua tự biện hộ là họ đang tự giải phóng mình “khỏi sự kìm kẹp của tạo hoá”. Tác giả kết luận là sự chối bỏ bản thân không đem lại hạnh phúc. “Sự khước từ này biến cuộc sống tại đây và lúc này thành một địa ngục trần gian mà không dao kéo nào có thể giải thoát được.”
Đa số bài viết của tác giả theo cấu trúc này. Theo mình, có một sự khập khiễng nặng nề trong bố cục của bài luận. Để phân tích một vấn đề xã hội, tác giả quá đi sâu vào sự miêu tả hiện trạng (khoảng 2/3) và diễn giải hậu quả (ít hơn 1/3). Tác giả vào vai một quan toà nghiêm khắc đang chì chiết người đọc: Đấy, nhìn đi, các người đang như thế này, các người đã để mọi thứ nên nông nỗi này. Nguyên nhân của hiện trạng có được nhắc đến, nhưng không được giải thích ngọn ngành. Cảm giác giống như, sau khi lên án xong, tác giả đã kiệt sức và vội vã kết lại bài viết cho người đọc tự lo. Nhưng tại sao? Trong bài viết “Cơ thể giả, khát vọng thật”, tại sao phụ nữ lại liều lĩnh ném mình vào cuộc đua sắc đẹp như vậy? Tại sao xã hội lại tạo sức ép bắt phụ nữ không đẹp cũng phải đẹp? Tại sao phụ nữ không đẹp thì không được hạnh phúc?
Tác giả có nói lướt qua nguyên nhân mà không đào sâu: Bởi vì xã hội đến giờ vẫn bị thống trị bởi đàn ông. Trong xã hội nam trị, cơ thể phụ nữ là sản phẩm cho đàn ông tiêu thụ. Phụ nữ xấu giống như món hàng khiếm khuyết, chẳng ai thèm nhòm ngó. Phụ nữ cố làm đẹp thì lại bị dèm pha, chế giễu là “quảng cáo lừa bịp”. Trong xã hội nam trị, phụ nữ từ thế hệ này sang thế hệ khác được dạy cho tự căm ghét bản thân mình. Sự tẩy não nó hoàn toàn đến nỗi chính phụ nữ cũng tự áp chế mình: đồng nghiệp nữ nói xấu lẫn nhau, mẹ ép con gái vào cái khuôn chuẩn mực của đàn ông đặt ra mới mong con gái được hạnh phúc. Đó là nguyên nhân sâu cay mà tác giả chỉ đề cập lướt qua trong bốn chữ “xã hội nam trị” chứ không nói sâu vào.
Đa số bài viết trong tuyển tập cấu trúc theo kiểu này. Nhưng tất nhiên có những bài viết kiểu khác. Có những bài mình thấy hoàn toàn tào lao, ví dụ như “Lại chuyện bia, thịt chó, và ấn đền Trần”, giải thích mức độ tiêu thụ của ba sản phẩm này ở Việt Nam để kết luận “đừng chê bai hay chế nhạo người dân mà tội nghiệp họ”. Có những bài khác hẳn, hóm hỉnh một cách tỉnh rụi, như “Những hiểm hoạ bất ngờ khi gửi con đi du học”. Và một phần lớn bài viết tuy theo cấu trúc cổ điển nói trên nhưng vẫn tương đối tròn trịa, với những luận điểm đã bắt đầu tìm lên nguồn dù chưa hẳn tới ngọn, ví dụ như “Tôn thờ sách là mê tín dị đoan”.
Trong một tuyển tập sách, ắt hẳn sẽ có bài hay, có bài dở. Nói chung, cuốn sách này phong phú, chính đáng, nên đọc, đáng đọc. Nhưng hãy đọc ngay, vài năm nữa sẽ mất tính thời sự, khi đọc sẽ càng bực mình hơn.
20/09/16 – Trang 80
Cuon nay viet kieu le te thi ta comment cung phai le te, ko den khi doc xong se quen het.
Doc qua 3 bai, cam nhan chung la: noi thi… cung dung, nhung ko co gi sau sac, tham thuy, chua cay. Doc xong, biet vay, roi thoi, cam giac ray rut, xau ho, buc xuc ko co di theo minh, ko lam minh ngam lai.
Mot phan la do van phong cua tac gia? Theo loi binh cua Ton Nu Thi Ninh thi tac gia “quan sat tinh tao va dien giai lanh lung”, con minh thi thay van phong tac gia giong nhu minh hoi hoc trung hoc viet nghi luan xa hoi co gan co len ra ve ta day thao doi de day doi nguoi khac. =))
Doc den bai “Co the gia, khat vong that” moi thay co y kien cu the hon mot chut. Bai nay noi ve phau thuat tham my, ve nhung nguoi phu nu tuyet vong, doi cai dau lay cai “dep”. Bai viet 9 trang:
– 2 trang noi ve cac game show cho phu nu di phau thuat tham my
– 1 trang noi ve su len ngoi cua chuan muc cai dep theo phuong Tay
– 2 trang noi ve du thu phuong phap lam dep tren doi (that su la nghe nhu tra tan, rung het ca minh)
– 1 trang noi ve viec lam dep nhu mot cach de khang dinh giai cap, su thanh dat cua minh
– 3 trang cuoi noi ve nguyen nhan cua nhu cau lam dep, nhung chi noi ve: su cam ghet ban than, su phan xet cua xa hoi, chay dua voi thoi gian, khuoc tu su that… Noi chung thi nghe hay lam nhung cai nguyen nhan thuc te sau xa thi tac gia chi noi nhoang qua 2 tieng: xa hoi nam tri.
Vi xa hoi nam tri nen moi day cho phu nu rang ho chi co gia tri khi ho xinh dep. Vi xa hoi nam tri nen moi bay ra du thu rang buoc, chuan muc, ep buoc nguoi phu nu hoac la phai go minh vao khuon, hoac la chet. Chet nhanh cung co, chet dan chet mon moi cung co. Vi la xa hoi nam tri nen ngay ca phu nu cung day phu nu lam sao cho dep, lam sao cho dan ong hai long, moi la phu nu.
Tom lai: tac gia co co gang, nhung xet cho cung cung chi la mot thang dan ong.
Doc tiep den bai “Bi kich cua su hao nhoang” thi minh thay ro cai minh khong thich nhat o tac gia: ong viet bai ma khong cham den cot loi cua van de. Liet ke ra thuc te de phe phan thi rat nhieu, nhung giai thich nguyen nhan, dat ra muc dich, tim ra loi thoat thi ko co bao nhieu. Nen doc bai nao xong cung that hut hang, nua mua. Tom lai cam giac giong nhu tac gia viet bai cung chi de to ra minh buc xuc nen duoc vo can =)) con sau xa hon thi de tu tu tinh.
Doc xong bai “Ve dep cua nguoi dung mot minh” thi phai bo sach xuong nghi mot ti. =)) Minh la mot millennial nen thoi, ko them cai nhau voi tac gia ve tac hai cua smartphone va mang xa hoi nua. Nguoi ta cai nhieu roi.
Doc xong se update tiep. =))
edit 22/09/16: đã đọc xong, cảm giác vẫn vậy. đọc nhiều bài thấy cái tựa hay, nhưng cả bài chỉ để liệt kê triệu chứng mà ít phần tích nguyên nhân, diễn giải nguồn gốc, đề đạt phương án hay giải thích tác hại. bởi vậy nhiều khi đọc đến khúc cuối thấy một câu tâm đắc nhưng lại hết bài viết mất rồi, tức như bò đá. :)))
sau khi xem lại, đa số bài viết tương đối tròn trịa. điểm mạnh của cuốn này là tính thời sư, bài chủ yếu từ 2014 2015. mấy bài lọt lại từ 2011 2013 đọc khó nuốt hơn nhiều.
…more